Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam năm 2010 là 87,97 triệu người. Vào năm 2020, con số này là 97,51 triệu người, tăng khoảng 10 triệu người, xấp xỉ 10,84%. Điều này đồng nghĩa với mật độ dân số đang gia tăng chóng mặt, Việt Nam ngày càng trở nên “đất chật người đông.”
Những ngôi nhà vì thế cũng khó có thể có diện tích lớn như trước, mà thay vào đó sẽ ngày càng vươn cao, chiếm lấy phần không gian phía trên. Tất nhiên gian bếp cũng vì thế mà thu hẹp lại. Để nơi dùng bữa hàng ngày trở nên tươi tắn, xinh đẹp hơn, bạn nên nắm kĩ và áp dụng những mẹo sau
1. SỬ DỤNG MÀU TƯƠI SÁNG CHO CĂN BẾP
Màu sơn tường cũng như màu của nội thất là thứ đánh lừa thị giác tốt nhất. Chúng kích thích chúng ta hướng tới 2 cảm giác về căn bếp: RỘNG và SẠCH.
Màu sắc sáng tạo cảm giác căn bếp rộng và sang trọng
Sắc trắng là lựa chọn phổ thông và hiệu quả nhất. Bởi chúng toát lên vẻ đẹp sang trọng và đơn giản, dễ dàng kết hợp với các phụ kiện, chi tiết khác, tạo một bức nền tuyệt đẹp làm nổi bật các chi tiết này lên.
2. NGUỒN SÁNG TỰ NHIÊN
Điều này không phải nhà nào cũng có thể làm được. Xong nếu có thể, hãy thiết kế ngôi nhà sao cho có ánh sáng mặt trời chiếu vào gian bếp. Nhiệt và ánh sáng là phương pháp hữu hiệu để diệt trừ vi khuẩn, nấm mốc; những đối tượng vốn sinh trưởng tốt trong môi trường nóng ẩm đặc trưng như căn bếp.
Ánh sáng mặt trời tăng sự sạch thoáng cho căn bếp
3. TỦ BẾP KỊCH TRẦN – TẬN DỤNG TỐI ĐA KHÔNG GIAN CĂN BẾP
Trước kia có nhiều chủ nhà lựa chọn tủ bếp lửng, hoặc xa xưa hơn nữa còn là chiếc chạn để đựng các vật dụng trong nhà bếp. Theo thời gian, căn bếp ngày càng trở nên hiện đại, các vật dụng từ đó cũng cải tiến theo. Tủ bếp kịch trần trở thành một lựa chọn mới bởi các lợi ích đem lại như:
– Kiểu dáng đơn giản mang đến cảm giác hiện đại, nới rộng không gian bếp.
– Đụng trần, tránh bám bụi trên nóc tủ, lược bỏ được nhiệm vụ lau chùi cho gia chủ.
– Nhiều cách bài trí, có thể lựa chọn sao cho phù hợp với không gian bếp của mỗi nhà.
Tủ bếp kịch trần hình chữ L bài trí tại góc bếp
Đặc biệt, tủ bếp kịch trần không chỉ được lựa chọn cho các nhà bếp hẹp mà cũng vô cùng được ưa thích tại các nhà rộng.
4. CHỌN TỦ BẾP PHÙ HỢP
Các loại tủ bếp thường được biết đến gồm có tủ chữ I, tủ chữ L, tủ chữ U và G, với đặc điểm phân biệt dựa trên kết cấu của tủ.
Với gian bếp hẹp, 2 loại tủ bếp được các kĩ sư khuyên dùng là chữ I và chữ L.
– Tủ bếp chữ I:
Chỉ gồm một mặt bàn trải dọc và các ngăn tủ cũng đi theo 1 mép tường. Với thiết kế đơn giản như vậy, tủ chữ I đem lại sự tiết kiệm về mặt chi phí cũng như dễ dàng khi phải có chỉnh sửa gì đó về thiết kế. Nhược điểm của kiểu tủ này là không gian lưu trữ không lớn. Cũng khó đòi hỏi gì hơn khi gian bếp vốn đã nhỏ hẹp.
Tủ bếp chữ I đơn giản, sang trọng, tiết kiệm không gian
– Tủ bếp chữ L – mẫu tủ phổ biến nhất hiện tại.
Sự linh hoạt là điểm cộng đầu tiên của mẫu tủ bếp chữ L. Bạn có thể co, kéo diện tích tủ bếp sao cho phù hợp với độ rộng của căn bếp gia đình.
Từ ưu điểm trên, tủ bếp chữ L được sử dụng nhiều trong bếp nhỏ của các căn hộ khiêm tốn. Đôi khi, trong các thiết kế người ta dùng tủ bếp chữ L thay cho vách ngăn giữa phòng khách và phòng ăn.
Sử dụng tủ bếp này bạn rất dễ dàng di chuyển. Sức chứa của tủ bếp chữ L khá lớn nên bạn không phải lo về vấn đề lưu trữ. Mẫu tủ bếp này còn đem lại sự rộng rãi cho không gian phòng bếp.
Tủ bếp chữ L linh hoạt với sức chứa lớn
Tủ chữ L cũng có những nhược điểm nhất định. Do kiểu dáng chữ L, bạn cần học cách sắp xếp đồ đạc vào tủ bếp sao cho hợp lý, khoa học. Có như thế bạn mới tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình chế biến thức ăn trong bếp.
Theo đó, tủ lạnh nên đặt ở gần hướng cửa ra vào phòng bếp nhất. Để bạn tiện tay cất trữ thực phẩm vào tủ hơn. Cạnh tủ lạnh sẽ là các dụng cụ nhà bếp như chén, bát, rổ rá, ly tách, … rồi mới đến bồn rửa thực phẩm. Xung quanh khu vực nấu nướng, bạn nên đặt sẵn xoong nồi, các lọ gia vị, … cùng đồ dùng vệ sinh nhà bếp.
Tận dụng tối đa không gian với tủ bếp chữ L
5. SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐA NĂNG, THÔNG MINH
Một cách nữa để gia tăng khoảng không cho căn bếp là sử dụng các thiết bị hiện đại, tích hợp nhiều chức năng. Ví dụ thay vì sử dụng bếp ga như trước thì giờ nhiều hộ gia đình chuyển qua sử dụng bếp từ, tiết kiệm được không gian để bình ga.
Bếp từ là sự lựa chọn phù hợp với không gian nhỏ
Hoặc máy rửa bát kết hợp chức năng chậu rửa.. Ngoài chức năng rửa chén bát, máy còn đảm nhận nhiệm vụ rửa rau củ quả bằng sóng siêu âm, loại bỏ chất bám bẩn trên thực phẩm, loại bỏ dư lượng chất thuốc trừ sâu. Ngoài ra, các vật dụng khác như ly, bình sữa em bé, nồi chảo… cũng được vệ sinh kỹ lưỡng.
Máy rửa bát dung tích lớn đảm nhiệm rất tốt vai trò chậu rửa
Trên đây chúng tôi cung cấp một số mẹo nhỏ giúp các bạn có thể gia tăng khoảng không gian thực cũng như tạo cảm giác căn bếp nhà mình rộng rãi hơn. Ngoài ra còn vô cùng nhiều cách sáng tạo riêng của mỗi người. Hi vọng những gợi ý này hữu ích và giúp đỡ được bạn trong việc xây dựng căn bếp ấm cúng cho gia đình mình.