Bạn sắp xây nhà, bạn đang muốn tìm hiểu về “bộ rễ” của ngôi nhà – móng nhà. Bạn chưa có kiến thức chuyên môn về xây dựng và lên mạng tìm kiếm thông tin về móng. Kết quả trả về là một bài văn cực DÀIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII gồm toàn các từ ngữ chuyên môn khó hiểu? Đừng lo, hãy cùng APC tìm hiểu dễ dàng về móng nhà nào!
Móng, hay nền móng, là hạng mục xây dựng nằm phía dưới cùng của một công trình. Chức năng chính của móng là nhận toàn bộ tải trọng tĩnh, động của công trình truyền xuống và sau đó phân phối tải trọng đó xuống nền đất.
Một công trình được đánh giá là bền vững, ngoài các yếu tố về môi trường và sức khỏe con người, thì tuổi thọ của nó được quyết định rất nhiều bởi chất lượng nền đất và nền móng.
Trong hạng mục xây dựng dân dụng, móng nhà chiếm một tỷ lệ phần trăm chi phí khá lớn. Sau đây là một số loại móng thông dụng nhất mà bạn nên biết.
1. Móng đơn
Móng đơn là loại móng rẻ tiền nhất, tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông ( nếu dùng loại móng bê tông cốt thép ). Móng đơn thường đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau. Ta thường thấy móng đơn được sử dụng dưới chân cột nhà, cột điện hay mố trụ cầu.
Hình ảnh thực tế của móng đơn đang thi công
Móng đơn nằm riêng lẻ, mặt bằng có thể hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn… tùy thuộc vào tác dụng chịu lực của nó. Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và thường được sử dụng để cải tạo, gia cố hoặc xây dựng những công trình có tải trọng không lớn.
2. Móng băng
Nếu móng đơn là các phần móng nằm riêng lẻ để chống đỡ các công trình dạng cột thì móng băng, đúng như tên của nó, chạy thành các băng song song hoặc giao nhau hình bàn cờ dưới chân công trình. Đối với những nền đất yếu, độ lún không đều, ngoài việc đầm đất cho chặt người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.
Móng băng trong bản vẽ xây dựng
Đối với những nền đất yếu, độ lún không đều, ngoài việc đầm đất cho chặt người ta còn bố trí các khe lún chạy từ móng băng lên tới tường chắn mái.
Hình ảnh thi công móng băng ngoài công trường
3. Móng bè
Nếu móng đơn là các phần móng đơn lẻ, móng băng trải dài theo các băng thì móng bè được trải rộng dưới toàn bộ công trình. Việc này có tác dụng phân bố đều áp lực, nâng đỡ công trình, bổ trợ tốt cho các nền đất yếu.
Móng bè phù hợp sử dụng cho các công trình có kết cấu chịu lực cao, công trình nhà ở cao tầng. Thiết kế móng bè cho các công trình là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất.
Công tác rải thép móng bè- rải toàn bộ
Để có thể dễ dàng phân biệt 3 loại móng trên, ta có mô hình so sánh sau:
So sánh móng đơn, móng băng và móng bè
4. Móng cọc
Móng cọc là loại móng có đặc tính truyền được tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu.
Cọc tre thường được sử dụng để nâng cao độ chặt của đất và làm giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức và chịu tải của đất nền. Cọc tre được dùng cho nền đất ướt; không dùng cho đất khô và không có nước bởi tre sẽ bị mục nát thì lại phản tác dụng làm cho nền đất càng yếu đi.
Cọc bê tông cốt thép hiện nay được ưa chuộng vì phù hợp với nhiều loại nền đất khác nhau, độ bền cao, lại ngày càng dễ thi công với các công nghệ hiện đại.
Cọc thép có đặc tính kháng uốn tốt, dài không hạn định, dễ nối, có thể xuyên qua các chướng ngại vật, hay sét cứng nhất, như xuyên qua lớp sạn laterit. Vì vậy cọc thép thường được sử dụng cho các công trình vĩnh cửu.
Cọc bê tông cốt thép được sản xuất tại nhà xưởng
Giai đoạn đóng cọc, đào hố và đổ bê tông lót
Sau đó kiểm tra độ sâu hố móng rồi tiến hành đổ bê tông và cắt đầu cọc.
Ghép cốp pha móng cọc.
Công đoạn cuối cùng là che chăn, bảo dưỡng và chờ thời gian cho bê tông cứng đạt chuẩn của móng.
Trên đây là 4 loại móng cơ bản phổ biến nhất trong xây nhà. Tuy nhiên để đi vào thực hiện thi công móng còn rất nhiều vấn đề cần biết. Hãy liên hệ ngay với AP Việt nam để được tư vấn kĩ thuật chuyên nghiệp và chuẩn xác nhất.